Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động và phát triển thường có xu hướng mở rộng thị trường kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Trong đó, địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Vậy địa điểm kinh doanh có cần đăng ký thuế không? Chính sách thuế với địa điểm kinh doanh gồm những gì? Trong bài viết dưới đây, Gonnapass sẽ đưa đến cho bạn đọc tổng quan về chính sách thuế đối với địa điểm kinh doanh.
Thảo luận Topic tại https://www.facebook.com/share/p/1B6qJw4tNK/ |
Đăng ký thuế
Thông báo địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh
Đăng ký mã số thuế
Hiện nay, không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh (có hiệu lực từ ngày 17/01/2021) và cần làm thủ tục chấm dứt mã số thuế 13 số đã được cấp trước đây của địa điểm kinh doanh. Do đó, địa điểm kinh doanh sử dụng mã số thuế chung với trụ sở chính
…Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế rà soát tình hình kê khai nộp thuế, sử dụng hóa đơn của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế 13 số theo công văn số 3200/TCT-KK trên địa bàn quản lý, nếu địa điểm kinh doanh không thuộc trường hợp trực tiếp kê khai nộp thuế hoặc thuộc trường hợp kê khai nộp thuế qua trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định hiện hành thì Cục Thuế quyết định việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo địa điểm kinh doanh phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 105/2020/TT-BTC…
Về lệ phí môn bài
Công ty Khai lệ phí môn bài tại nơi có địa điểm kinh doanh. Lưu ý, do không còn việc cấp mã số 13 chữ số cho địa điểm kinh doanh, công ty sẽ sử dụng mã số thuế của mình để khai các khoản thuế cho địa điểm kinh doanh và nộp tờ khai thuế về cơ quan thuế quản lý nơi địa điểm kinh doanh đóng trụ sở
Trường hợp Công ty TNHH Shopee Express (sau đây gọi là Công ty) là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, có cơ quan thuế quản lý trực tiếp là Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, là đơn vị chủ quản thành lập các địa điểm kinh doanh (kho hàng) tại địa bàn cấp tỉnh khác tỉnh, thành phố với trụ sở Công ty thì Công ty gửi tờ khai lệ phí môn bài đến Cục Thuế nơi có các địa điểm kinh doanh. Cục Thuế các tỉnh/thành phố có trách nhiệm hướng dẫn Công ty thực hiện kê khai và tiếp nhận, xử lý hồ sơ kê khai thuế theo đúng quy định.
Về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng
Sự khác biệt cơ bản giữa thành lập chi nhánh và thành lập địa điểm kinh doanh là chi nhánh có thể hạch toán độc lập, sử dụng hóa đơn và con dấu riêng. Tham khảo công văn 13133/CTHN-TTHT
Cần xem xét xác định 2 yếu tố cơ bản là
- > Địa điểm kinh doanh có phải cơ sở sản xuất không?
- > Địa điểm kinh doanh có hạch toán, theo dõi riêng được nghĩa vụ thuế GTGT không
Bao gồm các trường hợp như sau
- > Nếu địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất nhưng không sử dụng hóa đơn do các địa điểm kinh doanh đăng ký hoặc do Công ty đăng ký với cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh: Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung tại trụ sở chính kèm phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất
- > Nếu địa điểm kinh doanh không phải cơ sở sản xuất và không sử dụng hóa đơn do các địa điểm kinh doanh đăng ký hoặc do Công ty đăng ký với cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh: Kê khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và không thực hiện phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh
- > Nếu địa điểm kinh doanh không phải cơ sở sản xuất nhưng có trực tiếp bán hàng, sử dụng hóa đơn, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì
- > Trường hợp hạch toán riêng được nghĩa vụ thuế của từng ĐĐKD hoặc có các ĐĐKD thuộc ngành nghề, hoạt động theo Khoản 1, Điều 11, NĐ126/2020/NĐ-CP: Đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh sử dụng MST của mình để kê khai thuế cho ĐĐKD và thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với CQT nơi có ĐĐKD
- > Trường hợp NNT thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính thì NNT nộp hồ sơ khai thuế GTGT và thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho CQT quản lý trực tiếp trụ sở chính
Về kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Bao gồm 02 trường hợp như sau
1/ Địa điểm kinh doanh không phải cơ sở sản xuất | 2/ Địa điểm kinh doanh không phải cơ sở sản xuất |
Kê khai thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính và
Không thực hiện phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh |
Công ty thực hiện phân bổ thuế TNDN và nộp về địa phương nơi có địa điểm kinh doanh
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại tỉnh nơi có địa điểm = Số thuế TNDN phát sinh (x) với tỷ lệ (%) chi phí của địa điểm trên tổng chi phí của Công ty (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế |
Về kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân
Gồm 02 trường hợp sau
Nếu trụ sở chính trả lương cho nhân viên làm việc tại địa điểm kinh doanh |
Nếu địa điểm kinh doanh trả lương |
Phải phân bổ nghĩa vụ cho địa điểm kinh doanh, cách phân bổ xem tại đây | Không phân bổ nếu địa điểm tự trả lương (Ít gặp) . Địa điểm kinh doanh tự khai khấu trừ thuế TNCN với cơ quan thuế quản lý |
Cơ sở pháp lý
Căn cứ Điều 42 Luật số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội quy định về nguyên tắc khai thuế:
“…3. Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bố nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này…”
– Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế.
“1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
…k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:…
Căn cứ Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
+ Tại Điều 12 quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính:
“1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.
2. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.
3. Người nộp thuế có trách nhiệm khai thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định. Việc phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo không được lớn hơn số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp thì không phải xác định số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Trường hợp quy định tại điểm, b, c khoản 2 Điều 13 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này không thực hiện nguyên tắc phân bổ theo khoản này.
4. Người nộp thuế căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước trực tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ.
5. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế kê khai, phân bổ không đúng quy định thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số phải phân bổ cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu phân bổ.”
+ Tại Điều 13 quy định về khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng:
“1. Các trường hợp được phân bổ:
…d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: (c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện)
…
4. Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hóa đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai, thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.”
Điều 13 – d) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
d.1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính. Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.
d.2) Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định tại điểm d.1 khoản này mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.
d.3) Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định tại điểm d.1 và d.2 khoản này là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.
+ Tại Điều 17 quy định về thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
“1. Các trường hợp được phân bổ:
…c) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất;”
Tham khảo video:
After a period of operation and development, enterprises often tend to expand the business market. One of the ways businesses can choose is to set up a branch or place of business. In particular, place of business is the place where businesses conduct specific business activities. Do business locations need to register for tax? What is the tax policy with a business location?
The basic difference between setting up a branch and setting up a place of business is that the branch is able to account independently, using its own invoices and seals. In the following article, Gonnapass will give readers an overview of the tax policy for business locations.
- Notice of business location:
Within 10 working days after deciding to set up a business location, the enterprise shall send a notice of setting up a business location to the Business Registration Office where the business location is located.
Tax authorities based on the information in the list of business locations assigned by the Department of Taxation to manage tax in the area, perform tax registration to issue tax code 13 digits for the business location, send the notice (form No. 11-MST) to the managing unit of the business location and the business location for information
- Tax of business location:
See more at Official letter No 3200/TCT-KK
…In case an enterprise or one of its branches establishes a business location in another province other than where the enterprise or its branch (provided the branch is assigned to manage the business location, to declare and pay taxes directly to its supervisory tax authority) is based. Currently, the General Department of Taxation has proposed the Ministry of Finance amendments to Circular No. 95/2016/TT-BTC. While waiting for the promulgation of Circular on amendments to Circular No. 95/2016/TT-BTC, the General Department of Taxation hereby requests the Tax Departments to follow these instructions:
- Assignment of the supervisory tax authorities:
Based on the target revenue and tax administration developments within their provinces, the Departments of Taxation shall assign the tax authorities of the business locations based on their information registered in the list of business locations that are based in other provinces than those of their enterprises or their branches (the management bodies of the business locations) according to the Tax Management System and submit notifications to the tax authorities assigned to implement tax administration.
- Tax registration:
The supervisory tax authorities of the business locations of the enterprises, based on the information in the list of business locations allocated by the Departments of Taxation, shall issue 13-digit TINs to the business locations, send the notification of the TIN (form No. 11-MST) to the management bodies of the business locations and the business locations to enable them to declare and pay their taxes. The business registration agencies shall not issue 13-digit TINs.
in case a business location changes any of the registered information, suspend or terminate its operation as informed by the business registration agency, based on the information in the list of the business locations having supervisory tax authorities as assigned by the Departments of Taxation of the province, the assigned supervisory tax authority shall update the registered information relating the 13-digit TIN of the respective business location on the Tax Management System.
- Invoice issue notice:
The management bodies of the business locations shall use the same invoice template for every business location thereof and send the invoice issue notice of each business location to their supervisory tax authorities.
- VAT declaration and payment:
The assigned supervisory tax authorities of business locations shall instruct their management bodies to use the 13-digit TINs to declare and pay the taxes for each business location in provinces other than where the management bodies are based to the supervisory tax authorities of the business locations as specified in Point c, Point d Clause 1 Article 11 of Circular No. 156/2013/TT-BTC and Clause 4 Article 12 Circular No. 219/2013/TT-BTC receiving amendments under Clause 3 Article 3 of Circular No. 119/2014/TT-BTC mentioned above from the issuance date of this Official Dispatch.
Biên soạn: Lê Thị Minh Ngoan – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass