Theo Luật thuế TNCN, có tới 10 khoản thu nhập sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam. Trong đó, chỉ duy nhất thu nhập từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú được áp dụng giảm trừ gia cảnh khỏi thu nhập trước khi tính thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng từ 1/7/2013 đến nay cho bản thân là 9 triệu và cho người phụ thuộc là 3,6 triệu/tháng. Cũng theo quy định, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
1. Tóm tắt thay đổi
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI tại thời điểm cuối tháng 12/2019 so với thời điểm 01/7/2013 là 123,2%, tăng 23,2%. Như vậy, thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đã đến, dự kiến áp dụng từ năm 2020:
2. Tác động xã hội của thay đổi
Theo báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính, ước tính với việc với phương án điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) giảm khoảng 10.300 tỷ đồng/năm (13% tổng số thu NSNN về thuế TNCN từ tiền lương, tiền công). Tuy nhiên, việc điều chỉnh này có một số tác động tích cực như
– Đối với xã hội: Tạo động lực khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng và gia tăng thu nhập khả dụng (thu nhập sau khi nộp thuế) của các cá nhân, từ đó kích thích tăng mức chi tiêu…
– Đối với người nộp thuế: Giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng. Ví dụ, hiện nay người có thu nhập đến 15 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) phải nộp thuế ở mức 120.000 đồng/tháng thì theo mức GTGC mới sẽ không phải nộp thuế…
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass