31/12/2020 bác nhật sang việt nam và kí hợp đồng với công ty việt nam từ 1.1.2021, ngày 20/01/2021, bác nhật được phần lương tháng 12 của mình từ công ty bên Nhật ngày 20/01/2021, em muốn hỏi, bác có phải nộp PIT việt nam phần lương nhật không ạ?
Về thời điểm xác định thu nhập quyết toán thuế TNCN năm đầu tiên của người nước ngoài đến VN. Nhân viên người nước ngoài đến 10/9, đến ngày 20/09 họ nhận được thu nhập từ bên nước ngoài cho tháng 8. Đến 20.10 họ mới thực tế nhận được thu nhập tại Việt Nam cho thời gian từ 10/09 đến 30/09. Vậy khi quyết toán thuế TNCN cho năm đầu tiên đến Việt Nam công ty quyết toán từ 09 năm trước đến tháng 8 năm sau. (tính cả thu nhập tháng 9 nước ngoài trả) hay tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau (theo tháng trả thu nhập bên Việt Nam)
Giả sử cá nhân này xác định là cá nhân cư trú: thu nhập nhận được sẽ chịu thuế TN toàn cầu.
Đồng thời, thời điểm tính thuế TNCN với thu nhập chịu thuế là thời điểm nhận thu nhập, do đó, cá nhân nhận thu nhập cho các tháng trước nhưng được trả vào tháng thuộc kỳ tính thuế đầu tiên tại Việt Nam thì phải đưa thu nhập này vào thu nhập chịu thuế của năm đầu tiên
Để thận trọng nhất, cá nhân nên lựa chọn kê khai thu nhập từ tháng phát sinh thời điểm tính thuế năm đầu tiên tính từ thời điểm ngày đầu tiên nhập cảnh hoặc ngày đầu tiên có thu nhập tại Việt Nam, tùy theo ngày nào đến trước.
Ví dụ: Ông A sang Việt Nam từ ngày 04/12/2021, đến thời điểm 3/12/2022 là cá nhân cư trú. Ông A có lương tại Nhật Bản, chi trả theo tháng là ngày 05 tháng sau. Vậy, khi kê khai quyết toán năm đầu tiên, thu nhập chịu thuế của kỳ tính thuế đầu tiên tính từ ngày nào đến ngày nào?
1. Về kỳ tính thuế
Trường hợp trong năm 2021 cá nhân này không có hợp đồng thuê nhà từ 6 tháng trở lên hoặc có hợp đồng thuê nhà 6 tháng trở lên nhưng có giấy xác nhận cư trú từ nước ngoài thì năm quyết toán đầu tiên được xác định là 4/12/2021 – 3/12/2022.
2. Phạm vi thu nhập chịu thuế
Kỳ tính thuế năm đầu tiên là từ tháng 12/2021 – tháng 11/2022, thu nhập chịu thuế năm đầu tiên được xác định được xác định là tất cả các thu nhập chịu thuế thực trả trong giai đoạn này. Ví dụ: Lương tháng trước trả vào 5 tháng sau thì thuế TNCN sẽ tính cho tiền lương từ tháng 11/2021 – tháng 10/2022
– Tư vấn viên: Trần Thị Hương Lan –
– Sếp bên em đã làm việc dc 5 năm, trong năm rồi sếp có số ngày ở VN dưới 183 ngày, nhưng sếp có hợp đồng thuê nhà ở VND từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022 thì xét ra là người cư trú hay không cư trú ạ?
– AC cho mình hỏi chút về việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước trong giai đoạn từ 01/01 đến 30/06 (tổng thời gian có mặt tại VN dưới 183 ngày năm dương lịch). Nhưng đến thời điểm về nước thực tế họ vẫn giữ thẻ tạm trú (còn thời hạn) (các hợp đồng thuê nhà… đã thanh lý đến thời điểm rời VN). Như vậy họ có bị coi là cá nhân cư trú do vẫn có thẻ tạm trú trong năm không?
– Cho mình hỏi trường hợp năm cuối của nhiệm kỳ công tác của nhân viên nước ngoài. tổng thời gian hiện diện tại Việt Nam nhỏ hơn 183 ngày. Nhưng trước khi về nước nhân viên người nước ngoài vẫn có thẻ tạm trú RC (nhưng thời hạn <1 năm hoặc chưa đến 6 tháng) thì có bị coi là có nơi ở thường xuyên tại VN không?
Trong trường hợp người nước ngoài kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước trong năm 2021:
+ Có số ngày có mặt tại VN: dưới 183 ngày
+ Có nơi ở thường xuyên tại VN: Cần xem xét
++ Hợp đồng thuê nhà dưới 183 ngày hay không? (Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân nước ngoài được coi là có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nếu có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế)
++ Đến thời điểm về nước thực tế họ vẫn giữ thẻ tạm trú (còn thời hạn) không? (Vì về nguyên tắc theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014: Người nước ngoài sau khi chấm dứt hợp đồng lao động cần thực hiện thủ tục hủy bỏ thẻ tạm trú)
=> Căn cứ theo điều kiện là cá nhân cư trú thì người nước ngoài ở trên nếu chứng minh được là cá nhân cư trú tại nước khác và không đáp ứng đủ 2 điều kiện thì xác định là cá nhân không cư trú
Tham khảo tại:
– Tư vấn viên: Nguyễn Thị Mai –
Công ty mình có nlđ năm 2021 do Covid không sang được việt nam vẫn làm việc ol cty hàng tháng vẫn trả lương , đóng bảo hiểm và trả tiền thuê nhà hàng tháng cho nlđ nước ngoài đó và người tq thì việt nam không cấp thẻ tạm trú cho nld nước ngoài thì có được coi là cá nhân cư trú không? Thanks
Công ty em có người nước ngoài vào nước từ 01/4/2021, ký hợp đồng lao động 1 năm, có giấy phép lao động. Nhưng do tình hình Covid thì từ T10/2021-T1/2022 bạn đó về nước, cty vẫn trả lương bình thường do bạn vẫn làm việc online. Vậy khi quyết toán có thuộc diện cá nhân cư trú không?
‘-Người lao động năm 2021 do Covid không sang được Việt Nam có:
+ Số ngày có mặt tại VN nhỏ hơn 183 ngày
+Có nơi ở thường xuyên tại VN trong năm 2021 > 183 ngày và không chứng minh được là cá nhân cư trú tại nước khác
=> Trường hợp này người lao động sẽ thuộc trường hợp cá nhân cư trú do đáp ứng đủ 1 trong 2 điều kiện trên
– Người nước ngoài vào nước từ 01/04/2021 nhưng do tình hình Covid nên từ T10/2021-T1/2022 bạn đó về nước. Giả sử cá nhân ở Việt Nam liên tục từ tháng 4 – tháng 10/2021 thì xét trong năm đầu tiên đến Việt Nam, số ngày có mặt tại VN lớn hơn 183 ngày, thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện là cá nhân cư trú nên khi quyết toán có thuộc diện là cá nhân cư trú theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Khi đó, thu nhập nhận được từ công việc Online vẫn được tổng hợp để tính thuế TNCN tại Việt Nam
– Tư vấn viên: Nguyễn Thị Mai –
Form chứng minh là người cư trú của nhật thì người nhật phải tự làm form xác nhận, hay ra cơ quan nhật bản đã có form sẵn cho người nhật ạ. Anh chị Manabox có form xác nhận cư trú ở nhật không ạ.
Việc xác định cá nhân cư trú tại nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
VD: trong năm dương lịch, cá nhân được xác định là cư trú tại nhật khi có giấy xác nhận cư trú do cơ quan Thuế Nhật Bản cấp (thảm khảo công văn 108/CT-TNCN)
– Tư vấn viên: Nguyễn Văn Tĩnh –
Bác giám đốc em là người nhật, phải đủ điều kiện gì để được áp dụng theo hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa nhật- việt ạ. Bác hiện đang là vừa là cổ đông, giám đốc đại diện cư trú ở cty việt nam, vừa là giữ chức vụ ở công ty mẹ nên bác có nhận hai lương cả nhật cả việt. Bên em có kí hợp đồng cung cấp dịch vụ với công ty mẹ tự gia hạn hàng năm. Liệu bác có được áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần không ạ.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là hiệp định ký kết giữa hai quốc gia, các cá nhân làm việc tại các quốc gia đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của hiệp định này.
– Tư vấn viên: Nguyễn Văn Tĩnh –
Cho e xin một chút thông tin về quy định cá nhân cư trú của một số nước khác ko ạ? e được biết là một số nước khác ko quy định 183 ngày
File hướng dẫn
– Tư vấn viên: Nguyễn Việt Anh –
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Tầng 7, toà 3D Center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Website: https://gonnapass.com
Hotline: 0888 942 040