Hàng bị mất trộm cắp có được trừ không? Đây là câu hỏi phát sinh trong một số trường hợp, đại diện cho tình huống doanh nghiệp phát sinh ra các chênh lệch thiếu, hao hụt hàng tồn kho do bị biển thủ, gian lận, trộm cắp.
1. Xác định hàng tồn kho tổn thất do trộm cắp
Theo các hướng dẫn hiện nay, không có quy định sự kiện hàng hóa bị mất cắp là sự kiện bất khả kháng nên trường hợp hàng mất không rõ lý do thì
- Chi phí hàng mất không rõ lý do này sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
- Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng
Tham khảo công văn 13316/CT-TTHT của Cục thuế TP Hồ Chí Minh
Tham khảo công văn Số 10056/CT-TT&HT ngày 10 tháng 9 năm 2014
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty bị mất nguyên liệu, hàng hóa, đây không phải là trường hợp tổn thất bất khả kháng, nên Công ty không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, nguyên liệu bị mất không được bồi thường và không được hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
2. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/5/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
…2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
…
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.…”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Biên soạn : Nguyễn Thị Mai – Tư vấn viên – Manabox Việt Nam
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D, số 03 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline liên hệ: 02432 123 450/0888 942 040
Email: hotro@gonnapass.com