Một số lưu ý kiểm tra thuế công ty thương mại

3368

Bài viết tóm tắt một số lưu ý kiểm tra thuế công ty thương mại khi ghi nhận doanh thu, chi phí biếu tặng, điểm tích lũy, chấp hành pháp luật thương mại…

Một số đặc điểm của công ty thương mại

> Hàng tồn kho đa dạng về mẫu mã, chủng loại và thường sử dụng hệ thống Barcode để theo dõi giao dịch, thanh toán thường thông qua các máy tính tiền

> Thường gắn với chính sách bán hàng như quy định về số lượng hàng hóa bán tối thiểu đối với bán buôn trong khi sẽ có sự chênh lệch giá với khách lẻ (Hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng )

> Thường có chiết khấu thương mại; chiết khấu thanh toán; nhận tiền hỗ trợ từ nhả cung cấp để nhận được các quyền lợi

> Thực hiện các hoạt động khuyến mại dưới hỉnh thức chương trình tích lũy điểm cho khách hàng truvền thống, chương trình rút thăm trúng thưởng, chương trình bán hàng giảm giá, chương trình khuyến mại tặng hàng có điều kiện, chương trình tặng phiếu mua hàng/ phiếu sử dụng dịch vụ….

> Xu hướng chuyển dịch sang hoạt động thương mại điện tử: Tiến hành một phần hoặc toàn bộ các quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử

Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ cho một phần hoặc toàn bộ các quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và hậu mãi.

2/ Môt số lưu ý về chính sách thuế áp dụng và kiểm tra rủi ro

2a/ Doanh thu

1 Tiền hỗ trợ để thực hiện dịch vụ, sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo, cung cấp nhân viên bán hàng và nhân viên tư vấn… thì phải kê khai, nộp thuếGTGT Kiểm tra tài khoản 711
2 – Hàng biếu tặng, khuyến mại thuộc diện chịu thuế GTGT (không thực hiện đăng ký hoặc thông báo vởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định)

– Hàng biếu tặng do thực hiện chương trình khuyến mại rút thăm trúng thưởng

Kiểm tra tài khoản 632/641
3 Không lập hóa đơn, không xác định các khoản cho vay (TK 515) thuộc dịch vụ không chịu thuế GTGT để để phân bổ thuế GTGT đầu vào dùng chung Kiểm tra tài khoản 138, 515
4 Xác định việc phân bố thuế GTGT đầu vào dùng chung cho hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT đầu ra Kiểm tra chỉ tiêu hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT và đối chiếu chỉ tiêu [24] và chỉ tiêu [25] trên tờ khai thuế GTGT
5 Không lập hóa đơn khai thuế GTGT đối với khoản tiền nhận trước hoạt động dịch vụ và hoạt động cho thuê tài sản Kiểm tra bên Có TK 131, 338
6 Lập hóa đơn khai thuế GTGT không đúng với giá bán, kê khai sai thuế suất thuế GTGT hàng hóa bán ra Kiểm tra bảng kê phiếu xuất, bảng kê hóa đơn bán hàng
7 Xác định sự khác biệt giữa quy định pháp luật về kế toán và pháp luật về thuế đối với trường hợp khuyến mại phát sinh nghĩa vụ trong tương lai (chương trình khuyến mại rút thăm trúng thưởng thực hiện vào năm sau, hoặc khuyến mại tặng hàng hóa, dịch vụ vào năm sau,…) từ đó kiểm tra chênh lệch tạm thời đối với trường hợp điều chỉnh tăng/giảm doanh thu tính thuế TNDN

Kiểm tra tài khoản 3387 chi tiết theo thời hạn sử dụng phiếu mua hàng quà tặng/phiếu sử dụng dịch vụ để thực hiện kết chuyển vào tài khoản 711 (xem sơ đồ hạch toán bán phiếu mua hàng quà tặng/ phiếu sử dụng dịch vụ)

Kiểm tra tài khoản 3387
8 Hạch toán khoản chiết khấu thương mại vào năm trước, nhưng chứng từ (hóa đơn) lập vào năm sau Bảng kê hóa đơn đầu ra năm sau
9 Với Chiết khấu thương mại (trường hợp đạt doanh số hoặc sản lượng trong kỳ): Không phải thực hiện đăng ký với cơ quan Nhà nước nhưng cần có chính sách bán hàng nhất quán kèm hồ sơ giảm trừ doanh thu Yêu cầu cung cấp chứng từ, hồ sơ liên quan: điều kiện chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại
10 Khai sai thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bán thông qua việc phát hành phiếu mua hàng/phiếu sử dụng dịch vụ  Xem lưu ý dưới đây

 

Lưu ý về phiếu quà tặng:

Trường hợp doanh nghiệp phát hành phiếu quà tặng, phiếu mua hàng (có giá trị nhận hàng tại doanh nghiệp phát hành) thì doanh thu chỉ phát sinh khi phiếu quà tặng được sử dụng còn tại thời điểm phát hành chưa phát sinh doanh thu và không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm.

Ngoài ra, doanh nghiệp phát hành phiếu quà tặng, phiếu mua hàng phải theo dõi thời hạn của phiếu quà tặng để ghi tăng thu nhập khác khi phiếu quà tặng hết hạn mà người mua chưa nhận hàng

2b/ Chi phí – Thuế GTGT đầu vào

1 Rà soát chi phí liên quan đến phần giá trị tốn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường họp bất khả kháng khác không được bồi thường và hồ sơ tương ứng; Trích dự phòng hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định Kiểm tra sổ chi tiết tài khoản 632 đế xác định các bút toán khác thường như hàng hư hỏng, hàng biếu tặng, dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2 Không phân bố chi phí mua hàng cho hàng hóa xuất tiêu thụ trong kỳ đúng quy định Kiểm tra việc xác định giá nhập kho, giá xuất kho, phân bố tài khoản 1562
3 Hàng biếu tặng do thực hiện chương trình khuyến mại, tặng khách hàng bằng phiếu quà tặng/sử dụng dịch vụ, hàng hóa cho, biếu tặng không liên quan hoạt động kinh doanh hoặc có chứng từ, không thực hiện đúng quv định của pháp luật thương mại Kiểm tra tài khoản 6xx
4 Chi tài trợ không đúng quy định, chi phí nhượng quyền thương mại không đủ điều kiện tính trừ Kiểm tra tài khoản 6xx
5 Chưa hạch toán giảm giá giá vốn hàng bán hoặc tăng giá hàng nhập kho mà hạch toán giảm giá mua lần sau cùng đối với các hóa đon đầu vào có chiết khấu thương mại Kiếm tra trường hợp doanh nghiệp xác định giá nhập kho, hạch toán giảm giá vốn hàng bán và tăng giá hàng tồn kho đối với các hóa đơn đầu vào có chiết khấu thương mại
6 Không phân bổ thuế GTGT được khấu trừ cho hàng hóa không chịu thuế GTGT (hoạt động bán lẻ, bán buôn thường bao gồm cả doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không chịu thuế GTGT và doanh thu không phải tính, khai, nộp thuế GTGT) Kiểm tra chỉ tiêu hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT và đối chiếu chỉ tiêu [24] và chỉ tiêu [25] trên tờ khai thuế GTGT
7 Bán giảm giá hàng thanh lý với giá thấp hơn giá vốn nhưng không có hồ sơ chứng minh hàng thanh lý hoặc không xác định được doanh thu tương ứng Kiểm tra báo cáo bán hàng
8 Kiểm tra chi phí chuyển nhượng quyền thương mại có đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật về thương mại TK 641
9 Tặng khách hàng bằng phiếu quà tặng/sử dụng dịch vụ, nhưng nghĩa vụ khuyến mại xảy ra vào năm sau (nghĩa vụ trong tương lai) TK 335
10 Chi phí trả lãy vay, chi phí về nhượng quvền thương mại, chi phí thuê mặt bằng tính trên doanh thu, chi phí dịch vụ tính trên giá vốn,.,,trẩ cho công ty mẹ và các công ty thành viên trong hệ thống (thuộc trường hợp giao dịch liên kết)  Công nợ và giải trình giao dịch với bên liên quan

 

Thuế GTGT của hoá đơn quà tặng không được trừ – VAT of gift invoices

Phân biệt hàng khuyến mại và hàng hóa cho biếu tặng

Cơ sở pháp lý

Luật thương mại 36/2005/QH11, Nghị định 81/2018/NĐ-CP; Nghị định 52/2013/NĐ-CP…

Một số quy định trích dẫn

<1> Các hình thức khuyến mại – Điều 92 Luật thương mại

1, Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.

2, Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.

3, Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

4, Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.

5, Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

6, Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

7, Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.

8, Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.

9, Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

<1> Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá khuyến mại – Điều 94 Luật thương mại

1, Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng.

2, Hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để khuyến mại có thể là hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân đó đang kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ khác.

3, Hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.

Nghị định 81/2018/NĐ-CP Điều 5. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại

Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau:

1, Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.

2, Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.

3, Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định này.

Điều 6. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.

Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố;

b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều này gồm:

a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;

b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:

– Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;

– Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.

Điều 7. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:

a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;

b) Hàng thực phẩm tươi sống;

c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá)

Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể.

Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 17. Thông báo hoạt động khuyến mại

Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này. Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Sở Công Thương tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại (căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại khi khuyến mại theo các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này:

a) Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại quy định tại Khoản 1 Điều này có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;

b) Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến

Điều 19. Đăng ký hoạt động khuyến mại

Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Điều 13 Nghị định này và các hình thức khác theo quy định tại Khoản 9 Điều 92 Luật thương mại.

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Sở Công Thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Bộ Công Thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và chương trình khuyến mại theo các hình thức khác.

 

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Giám đốc vận hành

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Email Address

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page