Quy định về thang bảng lương mới nhất? Mẫu tham khảo? Có phải đăng ký với Nhà nước không?

17560

Bài viết tóm tắt và cập nhật quy định về thang bảng lương mới nhất theo Luật hiện hành để kế toán và phòng hành chính nhân sự nắm bắt được.

Mẫu thang, bảng lương tham khảo

 

Tăng lương tối thiểu vùng

 

Giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc do dịch Covid-19

Quy định về xây dựng thang, bảng lương mới nhất

So sánh Từ năm 2021 đến nay Trước năm 2021
Cơ sở xây dựng Doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà Chính phủ quy định
Đăng ký với Nhà nước Doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện (Không còn yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước)

Người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc.
Cơ sở áp dụng Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012

Hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội

Doanh nghiệp có quyền chủ động xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp mình

Anh Kiên (Bình Phước) là một nhân viên tại bộ phận nhân sự. Anh được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng thang bảng lương của công ty. Anh đã gửi câu hỏi tới Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp hỏi về quy định xây dựng thang lương, bảng lươg và mong muốn được hướng dẫn về bậc lương, thời gian nâng lương của người lao động.

 

Về vấn đề này, Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

​ ​- Điểm đ khoản 2 Điều 114 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương và Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP hết hiệc lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021 (ngày Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành).

Do đó, các quy định về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021.

– Khoản 1 Điều 93 BLLĐ quy định: “NSDLĐ phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thoả thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động”.

Vì vậy, doanh nghiệp có quyền chủ động xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp mình (chủ động về số bậc, khoảng cách giữa các bậc, thời gian được nâng bậc lương,…) nhưng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; phải công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện (khoản 3 Điều 93 BLLĐ).

2/ Hỏi: Có thể xây dựng bậc lương tiếp theo khi người lao động đã ở bậc cao nhất?

 Hàng năm, công ty TNHH của tôi tự xây dựng thang bảng lương nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có 9 nhóm nghề, mỗi nhóm có 8 bậc. Vậy, khi người lao động ở mức bậc cao nhất thì bậc tiếp theo phải xây dựng thang bảng lương mới như thế nào? Giám đốc đóng BHXH, khi tăng bậc tăng mức đóng thì có phải làm thủ tục gì không?

Trả lời Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 4/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương quy định:

Căn cứ quy định nêu trên, khi người lao động đã ở bậc cao nhất thì công ty có thể xây dựng bậc tiếp theo phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi và thay đổi về mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

Thang lương, bảng lương sửa đổi, bổ sung phải được tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Khi tăng bậc, tăng mức đóng BHXH, doanh nghiệp phải làm thủ tục điều chỉnh và báo tăng mức đóng với cơ quan BHXH.

Đề nghị bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi công ty bà tham gia BHXH để được hướng dẫn thủ tục theo quy định.  

Cơ sở pháp lý

Luật Lao động 2019 – Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Luật Lao động 2012 – Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động

Nghị định 49/2013/NĐ-CP

Chương 3. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
Điều 8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động
1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Giám đốc vận hành

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page