Chi phí thuê cộng tác viên – Freelancer contract

7979

Một số doanh nghiệp lựa chọn phương án sử dụng chi phí thuê cộng tác viên, freelancer… để giảm các rủi ro và chi phí về bảo hiểm. Vậy cần lưu ý gì khi ứng xử các chi phí này?

Về thuế thu nhập cá nhân

https://youtube.com/shorts/V0XuT50vp10?feature=share

 

Cộng tác viên có nghĩa vụ nộp thuế TNCN tính trên toàn bộ khoản thu nhập nhận được từ công ty. Tùy thuộc vào thời hạn và nội dung được quy định trong hợp đồng để xác định số thuế TNCN cá nhân đó phải nộp.

  • > Nếu cộng tác viên (CTV) ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần; VÀ tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế
  • > Nếu cộng tác viên (CTV) không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân; VÀ cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế

Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, Hợp đồng ký với cộng tác viên (CTV) không được xem là HĐLĐ chính thức, do đó để tránh rủi ro, 1 số công ty vẫn áp dụng cách tính thứ 2 kể cả trường hợp HĐ ký từ 3 tháng trở lên. Trích công văn 49/CT-TTHT: Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng hợp tác giới thiệu khách hàng giao dịch chứng khoán với cộng tác viên không phải là hp đồng lao động thì khi trả tiền thưởng căn cứ trên kết quả doanh thu đạt được Công ty phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập (đối với tổng mức chi trả thu nhập từ hai triệu đồng/lần trở lên) trước khi trả cho cá nhân theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư Thông tư số 111/2013/TT-BTC. Công ty có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ (nếu cá nhân yêu cầu).

Lưu ý, nếu cộng tác viên nhận lương NET, chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân đó phải ghi rõ “khoản thuế TNCN tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã nộp thay’’. Tham khảo Công văn 8774_14 như sau:

Trường hợp trong năm 2011 Công ty chi trả thu nhập cho cá nhân là cộng tác viên (không ký hợp đồng lao động) không gồm thuế TNCN (lương NET), Công ty chịu trách nhiệm trả thay người lao động tiền thuế TNCN, nếu cá nhân có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì khi cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân Công ty ghi rõ “khoản thuế TNCN tổ chức trả thu nhập đã nộp thay”.

Tình huống và điều kiện để làm cam kết 08/CK-TNCN (02/CK-TNCN)

Hợp đồng lao động thời vụ, bán thời gian (Part-time)

Về thuế thu nhập doanh nghiệp

Để tính chi phí thuê Freelancer, cộng tác viên vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, công ty có thể cân nhắc tương tự việc ký hợp đồng lao động và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm liên quan.

Ngoài ra, có 1 phương án nữa là ký hợp đồng khoán việc, hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng dịch vụ… Khi đó, hồ sơ cần thiết bao gồm

  1. Hợp đồng
  2. Bảng kê theo mẫu 01/TNDN kèm theo thông tư 78/2014/TT-BTC 
  3. Chứng từ thanh toán cho người bán
  4. Hồ sơ, chứng từ khai và nộp thuế TNCN

Mua hàng hóa dịch vụ của cá nhân chi phí không có hóa đơn

Bảo hiểm bắt buộc với cộng tác viên

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 – khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, BHXH bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên… Do đó, nếu chỉ ký hợp đồng dịch vụ, hợp đồng khoán thì những người làm freelancer sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Công văn 2776/LĐTBXH-BHXH).

Tuy nhiên, từ năm 2021, theo Luật Lao động 2019, nếu như các hợp đồng này đáp ứng điều kiện là hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì Freelancer cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.

“…Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động…”

Ngoài ra, Freelancer có thể đăng ký đóng BHXH tự nguyện để khi về già hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ pháp lí

Căn cứ vào điều 2, Thông tư 111/2013/TT/BTC về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

‘’Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền’’
Khoản 2, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT/BTC về khấu trừ thuế và Chứng từ khấu trừ:

‘’a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.’’

Về số thuế khấu trừ ‘b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi…’’
”…i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn thử việc – PIT for Probation contract

Biên soạn: Hoàng Thị Lê Na – Tư vấn viên – Manabox Việt Nam

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Công ty TNHH Manabox Việt Nam

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D, số 03 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline liên hệ: 02432 123 450 / 0888 942 040

Email: hotro@gonnapass.com

 

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page