Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân và thường mang tính chất luỹ tiến. Thuế thu nhập cá nhân có phạm vi điều chỉnh rộng đối với tất cả các cá nhân có thu nhập chịu thuế trong và ngoài quốc gia.
Nguyên tắc cơ bản của thuế TNCN tại Việt Nam
(1) Nguyên tắc cư trú và nguồn thu nhập
(2) Chỉ đánh thuế vào thu nhập sau khi giảm trừ chi phí cần thiết với hai dạng giảm trừ là:
- – Giảm trừ cá nhân: Giảm trừ chi phí tạo ra thu nhập và giảm trừ có tính chất xã hội
- – Giảm trừ tiêu chuẩn: qui định mức khởi điểm tính thuế (mức thu nhập trung bình đảm bảo trang trải đủ những chi phí cần thiết cho cá nhân)
(3) Đánh thuế theo phương pháp lũy tiến từng phần
(4) Sử dụng kết hợp phương pháp khấu trừ tại nguồn và cá nhân tự kê khai trong quản lý
Quy trình để tính được thuế TNCN
Bước 1: Xác định tình trạng cư trú của cá nhân và kỳ tính thuế
Bước 2: Xác định thuế phát sinh từ từng khoản thu nhập trong kỳ tính thuế
Như vậy, để tính được thuế TNCN, bước đầu tiên phải xem xét cá nhân đó là cá nhân cư trú hay không
Điều kiện về cá nhân cư trú
Có 2 tiêu thức để xem xét 1 người có phải cư trú hay không là
- > Điều kiện về thời gian: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch HOẶC từ 183 ngày trở lên trong 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- > Điều kiện về không gian: Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam
Ví dụ để làm bài tập về Thuế TNCN
Cá nhân Tomohiro Nagai là người Nhật Bản đến Việt Nam công tác và có mặt lần đầu tiên vào ngày 1/3/2018 có các thông tin như sau:
- – Tính đến ngày 31/12/2018 ông Nagai có mặt ở Việt Nam 120 ngày:
- + Thu nhập chịu thuế từ tiền lương theo HĐLĐ Gross ở Việt Nam là 180 trđ
- + Thu nhập ở Nhật Bản là 180 trđ sau khi đã nộp thuế cho Nhật Bản 20 trđ
- – Từ 1/1/2019 đến ngày 29/2/2019 thì có mặt ở Việt Nam thêm 40 ngày
- + Thu nhập chịu thuế từ tiền lương ông nhận được tại Việt Nam là 80 trđ
- + Thu nhập ở Nhật Bản là 60 trđ sau khi đã nộp thuế cho Nhật Bản là 3 trđ
- – Từ 1/3/2019 đến hết năm 2019 ông công tác ở Việt Nam là 145 ngày
- + Thu nhập chịu thuế từ tiền lương trong thời gian này ở Việt Nam là 200 trđ
- + Thu nhập tại Nhật Bản là 200 trđ sau khi đã nộp thuế tại Nhật Bản là 25 trđ.
Xác định tình trạng cư trú của năm 2018, 2019 của ông Nagai và xác định số thuế TNCN phải nộp trong năm?
Áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt
Xác định tình trạng cư trú của người nước ngoài khi có Thẻ tạm trú
Nếu có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo thẻ tạm trú nhưng thực tế có mặt dưới 183 ngày và nhưng không có giấy xác nhận cư trú ở nước khác thì là cá nhân cư trú Công văn 3604/TCT-TNCN ngày 4/9/2015
Theo những quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Nidec Tosok có người lao động là người nước ngoài có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam ghi trên Thẻ tạm trú nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày và không chứng minh được là đối tượng cư trú tại Nhật trong năm 2015 thì khi chi trả thu nhập cho cá nhân, Công ty thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú.
Trường hợp người lao động là người nước ngoài có nơi ở thường xuyên tại Việt nam ghi trên thẻ tạm trú nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày và có Giấy chứng nhận cư trú là đối tượng cư trú tại Nhật trong năm 2015 thì khi chi trả thu nhập cho cá nhân, Công ty thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam.
Ví dụ về xác nhận cư trú tại Nhật Bản (Juminhyou ( 住民票 )
Tình trạng cư trú của người Việt Nam đi công tác dài hạn, thực tập sinh tại nước ngoài dài hạn nhưng vẫn duy trì hộ khẩu, tạm trú, nơi ở tại Việt Nam
Xác định tình trạng cư trú của cá nhân được cử đi công tác nước ngoài
Tình trạng cư trú của do gián đoạn bởi ảnh hưởng của Covid
Cá nhân không hiện diện tại Việt Nam nhưng vẫn điều hành công việc từ xa
- Vui lòng liên hệ để được hướng dẫn
Cá nhân đến Việt Nam nhưng chưa thực hiện các công việc phát sinh thu nhập từ Việt Nam
Vui lòng liên hệ để được hướng dẫn
Cá nhân kết thúc hợp đồng lao động
Vui lòng liên hệ để được hướng dẫn…
Cơ sở pháp lý:
Điều 1 – Thông tư hợp nhất số 68/VBHN-BTC
1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.
Tham khảo bài giảng của Gonnapass – Giảng viên Nguyễn Thị Loan
Tham khảo các bài giảng về Đại Lý Thuế – Thuế TNCN tại: Channel của Gonnapass
Xem phần ôn tập các bài trước:
Hướng dẫn tự ôn thi Đại lý Thuế – Môn Pháp luật về Thuế
Hướng dẫn tự ôn thi Đại lý Thuế – Môn Kế toán
Hướng dẫn giải bài tập kê khai thuế GTGT
Đáp án tham khảo bài tập thuế GTGT
Đáp án tham khảo bài tập thuế TNCN
Đáp án tham khảo tập thuế tài nguyên
Đáp án tham khảo bài tập thuế BVMT
Đề thi Kế toán – Đại lý thuế năm 2019
Đề thi môn Thuế – Đại Lý Thuế tháng 10 năm 2019 – Đề lẻ
Học thử – Thi thử miễn phí Đại lý Thuế trên Gonnapass
Tham gia ngay: Nhóm tự ôn thi Đại lý Thuế để cùng học và cùng thảo luận.