Giải đáp các tình huống thực tế về chuyển giá, giao dịch liên kết khi tính thuế TNDN

1016

Quyết toán thuế TNDN theo tt80, cách điền phụ lục giao dịch liên kết với hình thức cty nước ngoài ở việt nam, nhập khẩu hàng của cty mẹ ở hàn quốc bán nội địa việt nam.

Trả lời

Chào bạn, khi phát sinh giao dịch nhập khẩu hàng hóa với bên liên kết là công ty mẹ, Công ty cần thực hiện kê khai giao dịch liên kết trên phụ lục I, II, III, IV và hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trừ trường hợp được miễn theo NĐ 132/2020/NĐ-CP. Chi tiết cách điền phụ lục, bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục I, II, III, IV NĐ132/2020/NĐ-CP

– Tư vấn viên: Trần Thị Hương Lan –

[collapse]

Chi phí lãi vay khi có giao dịch liên kết và Sự thay đổi mẫu biểu trong quyết toán thuế TNDN theo TT80/2021/TT-BTC và NĐ 132/2020/NĐ-CP

Trả lời

1. Chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế có phát sinh GDLK sẽ bị khống chế bởi mức 30% EBITDA, Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;
Lưu ý: Chi phí lãi vay thuần = Tổng chi phí lãi vay – lãi tiền gửi – lãi cho vay phát sinh trong kỳ
EBITDA = Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + chi phí lãi vay thuần + chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 16, Nghị định 132/2020/NĐ-CP hướng dẫn về xác định chi phí để tính thuế đối với DN có GDLK
2. Sự thay đổi mẫu biểu trong quyết toán thuế TNDN theo Thông tư 80/2021/TT-BTC và NĐ 132/2020/NĐ-CP:
Ngoài các phụ lục liên quan đến GDLK theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP, tờ khai quyết toán thuế TNDN theo thông tư mới bổ sung thêm chỉ tiêu B11 để kê khai chuyển chi phí lãi vay không được trừ kỳ trước của DN có GDLK

Tham khảo

Chi phí lãi vay giao dịch liên kết

– Tư vấn viên: Bùi Thị Hường –

[collapse]

Tôi được biết bộ hồ sơ xác định giá thị trường của DN sẽ phải chuẩn bị khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN trong trường hợp có giao dịch liên kết. Nhưng để có được bộ hồ sơ xác định giá này thì phải tham khảo các DN cùng ngành, cùng thời điểm. Để có được các thông tin tham khảo này thì tôi nghĩ ít nhất cũng phải đợi các DN cùng ngành, cùng thời điểm nộp báo cáo của họ, tức là sau thời hạn nộp tờ khai quyết toán/Báo cáo tài chính.
Vậy các DN cần xử trí như thế nào để kịp thời có hồ sơ xác định giá năm 2021 nếu tháng 4/2022 cơ quan thuế vào thanh tra quyết toán thuế cho năm 2021?

Trả lời

Trên thực tế cơ sở dữ liệu thông thường được sử dụng để so sánh là dữ liệu báo cáo tài chính của các công ty niêm yết đã được công bố hàng Quý trong năm. Ngoài ra, bên cạnh các nguồn dữ liệu doanh nghiệp so sánh tại Việt Nam, một số nguồn dữ liệu từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng thường được các đơn vị dử dụng để so sánh (VD Cơ sở dữ liệu ORIANA của Bureau van Dijk) với dữ liệu được cập nhật hàng năm.
Bên cạnh đó tùy vào thời điểm lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết thì các đơn vị lập báo cáo có thể có thêm dữ liệu so sánh từ các đơn vị đã hoàn thành báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính trước ngày 31/3.
Vậy trường hợp của quý vị, quý vị có thể trao đổi trực tiếp với các đơn vị, doanh nghiệp có chức năng để trao đổi cụ thể để có kế hoạch hoàn thiện hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trước thời điểm cơ quan thuế thanh kiểm tra.

– Tư vấn viên: Nguyễn Văn Tĩnh –

[collapse]

Tóm tắt trường hợp Công ty vay, mượn tiền của Tổng giám đốc, không có hợp đồng tiền vay, có hoặc không có lãi suất.

Trả lời

Vay mượn tiền của Tổng giám đốc, giám đốc có thể là giao dịch liên kết, kể cả không tính lãi.
Theo luật dân sự, đối với trường hợp mượn tài sản, tài sản trả về phải đúng như ban đầu, tuy nhiên tiền là một loại tài sản đặc biệt, khi mượn và trả với só lượng tiền, giá trị tiền như nhau, nhưng không thể trả lại với đúng năm sản xuất, số sơ-ri,… Vì thế, trường hợp mượn tiền trong thực tế bản chất sẽ là giao dịch vay tiền.
DN có ps GDLK với cá nhân căn cứ theo điểm l, khoản 2, Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, DN có phát sinh giao dịch vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp CSH tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát
Với những trường hợp vay lãi suất 0% có rủi ro bị ấn định thuế TNCN (5% trên mức thu nhập chịu thuế TNCN bị ấn định)
Với trường hợp mượn tiền của người quen: trường hợp, người quen này không là cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc không thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, thì giao dịch này không được xác định là giao dịch liên kết
Tham khảo:

Vay mượn tiền giám đốc có phải là giao dịch liên kết không?

– Tư vấn viên: Nguyễn Văn Tĩnh, Bùi Thị Hường –

[collapse]

Tóm tắt trường hợp Công ty vay ngân hàng để xác định giao dịch liên kết?

Trả lời

Căn cứ theo quy định tai điểm d, khoản 2, điều 5, NĐ 132/2020/NĐ-CP., trường hợp công ty vay vốn NH phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ lệ trên 25% vốn CSH VÀ tổng dư nợ của công ty ở ngân hàng chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung, dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì CÓ phát sinh giao dịch liên kết.
Tham khảo thêm các công văn:
+) 1143/ CT-TTHT của cục thuế Long An,
+ ) CV 534/CTKTU-TTHT của cục thuế Kon Tum

Trường hợp phát sinh vay vốn với ngân hàng thương mại ít nhất bằng 25% vốn CSH và chiếm lớn hơn 50% tổng giá trị khoản nợ trung, dài hạn của DN thì mới được tính là có phát sinh Giao dịch liên kết. Công ty căn cứ hướng dẫn trên để xác định lại.

Tham khảo thêm tại:

Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết?

– Tư vấn viên: Trần Thị Thanh Thảo –

[collapse]

Cho minh hoi Bao cao chuyen gia (Local file, Master file) co phai lap hang nam khong? (xin loi may minh khong go tieng viet duoc)

Trả lời

Chào bạn, Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết (theo điều 5, NĐ 132/2020/NĐ-CP) thì có trách nhiệm kê khai hồ sơ xác định giao dịch liên kết nhưng nếu thuộc trường hợp được miễn kê khai, lập hồ sơ giao dịch liên kết theo điều 19, NĐ 132/2020/NĐ-CP thì không cần kê khai, lập hồ sơ giao dịch liên kết. Do vậy, nếu công ty bạn thuộc đối tượng được miễn kê khai, lập hồ sơ thì không cần phải lập local file, master file cho năm tính thuế tương ứng được miễn.
Tham khảo điều kiện được miễn kê khai, lập hồ sơ tại điều 19 như sau:
2. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

a) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;

b) Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;

c) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:

– Phân phối: Từ 5% trở lên;

– Sản xuất: Từ 10% trở lên;

– Gia công: Từ 15% trở lên.

Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

– Tư vấn viên: Trần Thị Hương Lan –

[collapse]

Cái khống chế 30% EBITDA với doanh nghiệp có giao dịch lien kết là giao dịch lien kết chung mà (kể cả mua bán hàng hóa với bên lien quan…) chứ ko phải chỉ là giao dịch lien kết từ hoạt động đi vay chứ cô giáo?

Trả lời

Chào bạn, việc khống chế lãi vay với bên lien kết thì phát sinh bất kỳ giao dịch nào với bên liên kết cũng bị khống chế, ý của slide này muốn nhấn mạnh 2 trường hợp nào khi đi vay thì xác định là có giao dịch liên kết.

– Tư vấn viên: Trần Thị Thanh Thảo –

[collapse]

Anh chị giải đáp thêm để phân biệt về các TH nào được miễn kê khai và miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Điều 19, NĐ 132/2020 ạ? Em cám ơn ạ

Trả lời

Chào bạn, Căn cứ Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định
1. Miễn kê khai giao dịch liên kết khi:
Người nộp thuế chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế TNDN tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuề suất thuế TNDN với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế
2. Miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm trường hợp:
+ Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế ưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng
+ Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá
+ Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chưa năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực sau:
* Phân phối từ 5% trở lên
* Sàn xuất từ 10% trở lên
* Gia công từ 15% trở lên

– Tư vấn viên: Phạm Thị Toán –

[collapse]

Cho e hỏi TH có giao dịch tài sản thuê tài chính có được xác định là giao dịch liên kết ko ạ?

Trả lời

Chào bạn, trường hợp thuê tài chính vẫn được coi là hoạt động vay vốn trung và dài hạn và chịu ảnh hưởng quy định tại khoản 2, điều 5, NĐ 132/2020/NĐ-CP. Trường hợp giá trị khoản thuê tài chính này ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì được xác định là bên có quan hệ liên kết

Tham khảo:

Thuê tài chính có phải giao dịch liên kết?

– Tư vấn viên: Trần Thị Hương Lan –

[collapse]

Anh chị cho em hỏi: giao dịch giữa công ty và chi nhánh hạch toán độc lập có phải là giao dịch liên kết không ạ?

Trả lời

Diễn giả trả lời

(Theo quan điểm của Tổng Cục thuế tại công văn 3745/TCT-TTKT và của Cục thuế HCM tại công văn 5695/CT-TTHT, thì nếu công ty có thành lập chi nhánh hạch toán độc lập mà Công ty có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào Chi nhánh thì các giao dịch phát sinh giữa Công ty và Chi nhánh là các giao dịch liên kết. Chi nhánh và Công ty thực hiện kê khai các giao dịch liên kết kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Tham khảo:

Giao dịch với chi nhánh có phải giao dịch liên kết?

– Tư vấn viên: Nguyễn Văn Tĩnh –

[collapse]

Bài viết tham khảo:

Giải đáp các tình huống thực tế về doanh thu tính thuế khi tính thuế TNDN

Giải đáp các tình huống thực tế về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Giải đáp các tình huống thực tế về cơ sở thường trú, kỳ tính thuế khi tính thuế TNDN

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 7, toà 3D Center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook:  https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page